Sầm Sơn là thành phố du lịch nổi tiếng của tỉnh Thanh Hóa. Những năm gần đây, nhiều tập đoàn lớn đều chọn Sầm Sơn là nơi dừng chân để đầu tư. Vậy thành phố này có đặc gì hấp dẫn đến vậy? Thông qua bài giới thiệu về thành phố Sầm Sơn này, VNREP hy vọng các bạn sẽ nhận ra được tiềm năng của nơi đây.
Nguồn lực tự nhiên phong phú
Thành phố Sầm Sơn là một thành phố có vị trí địa lý thuận lợi. Từ đây, người dân có thể di chuyển sang các khu vực lân cận, các cơ quan hành chính của tỉnh Thanh Hóa dễ dàng. Cụ thể:
- Nằm ở phí Đông tỉnh Thanh Hóa
- Cách thành phố Thanh Hóa 16km
- Phía Bắc giáp huyện Hoằng Hóa
- Phía Tây và Nam giáp huyện Quảng Xương
- Phía Đông giáp Vịnh Bắc Bộ
Thành phố Sầm Sơn được thành lập dựa trên toàn bộ diện tích và dân số theo nghị quyết số 368/NQ-UBTVQH14 của Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành năm 2017. Hiện nay, thành phố Sầm Sơn bao gồm 4 phường và 1 xã với tổng diện tích 17,9km2 (chiếm 01,16% diện tích tỉnh Thanh Hóa) và dân số (đến năm 2010) là 62.550 người (chiếm 1,68% dân số Thanh Hóa).
Giới thiệu về thành phố Sầm Sơn: Điều kiện tự nhiên nhiều thuận lợi
Khí hậu
Thành phố Sầm Sơn nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa nên có 2 mùa rõ rệt là mùa hè và mùa đông. Mùa hè nóng ẩm mưa nhiều, mùa đông lạnh khô mưa ít.
- Chế độ nhiệt ở Sầm Sơn tương đối cao. Nền nhiệt trung bình cả năm là 23 độ C. Mùa hè nhiệt độ dao động từ 25 đến 40 độ C. Mùa đông có thể từ 5 đến 20 độ C. Tổng nhiệt độ cả năm lên tới 8.600 độ với 1700 giờ nắng/năm.
- Chế độ gió: Thành phố Sầm Sơn chịu tác động của 2 loại gió. Đó là gió mùa Đông Bắc và gió Tây Nam. Gió mùa Đông Bắc mang không khí lạnh và gió mùa Tây Nam mang hơi nước ẩm. Trong các bài báo địa lý giới thiệu về thành phố Sầm Sơn có ghi thành phố Sầm Sơn đầu hè thường chịu gió Tây khô nóng nên ảnh hưởng nhiều đến đời sống và quá trình sản xuất của người dân.
- Chế độ mưa: Lượng mưa lớn từ 1600 – 1900mm nhưng phân bố không đồng đều ở hai mùa. Mùa hè, lượng mưa lớn, đặc biệt là tháng 8. Mùa khô mưa ít hơn, chỉ khoảng 15% tổng lượng mưa cả năm. Ngoài ra, có những tháng mưa lớn gây lũ lụt cục bộ.
- Chế độ thủy triều: Được đánh giá khá đều đặn. Mùa hè, thủy triều lên lúc 7 giờ và xuống lúc 14-16 giờ chiều. Mùa đông, thủy triều lên lúc 14-16 giờ và xuống lúc 6h sáng. Với nhật triều như này rất thích hợp cho việc tắm biển.
Mặc dù, Sầm Sơn có sự phân chia 2 mùa rõ rệt nhưng nhờ có biển điều hòa nên khí hậu mùa hè ít nóng và mùa đông ít lạnh. Do đó, Sầm Sơn rất thích hợp cho các hoạt động nghỉ dưỡng.
Địa hình
Địa hình thành phố Sầm Sơn được chia thành 4 khu vực:
- Vùng triều ngập mặn: là những vùng đất trũng bên vùng sông Đơ (khu vực từ cống Trường Lệ đến sống Mã) và khu vực ngập mặn Quảng Cư. Cốt trung bình của khu vực này từ 0,5 đến 1,5 mét. Từ khi xây dựng cống Trường Lệ, nước ở đây đã được ngọt hóa. Tuy nhiên, trồng lúa vẫn không cho năng suất cao. Người dân tận dụng nuôi thủy sản, trồng sen,…
- Vùng cồn cát cao: là khu vực trong thị xã rộng 700ha, kéo dài từ chân núi Trường Lệ đến bờ phía Nam sông Mã. Địa hình ở đây khá bằng phẳng, độ thoải từ 1,5% đến 2%, cốt từ 2,5m đến 4,5m. Nơi đây thuận lợi cho việc xây dựng các công trình từ lớn đến nhỏ.
- Vùng ven biển: là khu vực có diện tích 150ha và rộng 200m. kéo dài từ chân đền Độc Cước đến hết xã Quảng Cư. Khu vực này có dải cát mịn, đẹp, độ thoải tốt nên thích hợp làm bãi tắm.
- Vùng núi: là toàn bộ núi Trường Lệ, độ cao trung bình 50m (cao nhất là 76m). Nơi đây có các vách đá dốc đứng nên có thể tận dụng làm du lịch mạo hiểm, leo núi… Bên cạnh đó, quanh núi Trường Lệ còn có các bãi cỏ rộng rất thích hợp để tổ chức cắm trại.
Theo các báo cáo giới thiệu về thành phố Sầm Sơn, các chuyên gia đánh giá nền địa chất của Sầm Sơn có độ chịu tải cao nên thích hợp xây dựng các công trình lớn.
Mời bạn tìm hiểu tiềm năng dự án bất động sản Sun Riverside Village
Tài nguyên tự nhiên sẵn có
Tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch của Sầm Sơn rất lớn bao gồm cả du lịch tự nhiên và du lịch nhân văn.
- Du lịch tự nhiên: Sầm sơn có đường bờ biển dài 9km với nồng độ muối 30%, nồng độ Canxi cao và nhiều khoáng chất khác nên có tác dụng chữa bệnh tốt. Từ lâu, Sầm Sơn đã là vùng biển du lịch nổi tiếng cả nước. Cũng trong các đánh giá giới thiệu về thành phố Sầm Sơn thì nơi đây hằng năm đón từ 1,5 đến 2 triệu lượt khách và dự kiến tăng lên 3,5 đến 4 triệu lượt khách trong tương lai. Như vậy có thể thấy đây là trung tâm mua sắm và tiêu thụ hàng hoá sầm uất nhất cả nước. Ngoài ra, những vách đá dốc đứng của núi Trường Lệ cũng là điểm du lịch mạo hiểm hấp dẫn. Hay những cảnh quan tự nhiên bên bờ sông Đơ, sông Mã cũng rất thích hợp phát triển du lịch cảnh quan.
- Du lịch nhân văn: Sầm Sơn có nhiều khu di tích, các làng nghề truyền thống hay các lễ hội. Du khách đến đây không chỉ được thưởng thức phong cảnh tự nhiên tươi đẹp mà còn được trải nghiệm những nét văn hóa độc đáo của người dân Thanh Hóa
Với những khu du lịch thiên thiên và du lịch nhân văn, Sầm Sơn có nhiều tiềm năng để phát triển hơn nữa ngành du lịch địa phương.
Tài nguyên thủy sản
Với bãi biển trải dài, nguồn thủy hải sản ở đây vô cùng phong phú và có giá trị cao như: cá, tôm, mực,… Với sản lượng thu hoạch hàng năm lên đến hàng ngàn tấn, thủy hải sản không chỉ mang lại nguồn kinh tế tốt cho ngư dân mà còn là món quà chất lượng mà Sầm Sơn gửi tới các du khách.
Bên cạnh những thủy hải sản quen thuộc, bãi biển Sầm Sơn còn có những loại đặc sản được nhiều người yêu thích như: sức, tôm hùm, cua, ghẹ…
Phát triển thủy hải cũng được xem là một mũi nhọn trong việc phát triển kinh tế của thành phố Sầm Sơn.
Tài nguyên đất
Theo kết quả phúc tra thổ nhưỡng của FAO-UNESCO, trong phần giới thiệu về thành phố Sầm Sơn mục quỹ đất có nói cụ thể, đất ở Sầm Sơn được chia thành 4 nhóm chính là: đất cát biển (chiếm phần lớn diện tích), đất glay, đất đỏ có tầng mỏng và đất khác. Mỗi loại đất lại có giá trị sử dụng khác nhau mang tới nhiều lợi ích cho người dân.
Có thể thấy, diện tích đất chưa sử dụng còn tương đối lớn. Vì thế, thời gian gần đây thành phố Sầm Sơn đang lên kế hoạch tận dụng tối đa quỹ đất để phát triển du lịch, thương mại, nâng tầm chất lượng cuộc sống.
Tài nguyên nước
Có 2 loại chính:
- Nước mặt: Tổng lưu lượng dòng chảy đạt tới 14 tỷ m3/năm, trong đó lưu lượng dòng chảy của sông Mã là chủ yếu. Hiện nay, việc khai thác nguồn nước mặt tại thành phố còn gặp nhiều khó khăn do vị trí giáp biển nên thường nhiễm mặn. Hơn nữa, lượng mưa phân bố không đồng đều cũng ảnh hưởng tới việc nuôi trồng và phát triển kinh tế của người dân.
- Nước ngầm: Mặc dù hệ thống nước ngầm phong phú nhưng chất lượng không cao. Phần lớn trong số đó đều bị nhiễm mặn. Đặc biệt, những mạch nước ngầm ở sâu bị nhiễm mặn nặng nên không thể sử dụng trong sinh hoạt hay nuôi trồng.
Tài nguyên rừng
Thành phố Sầm Sơn có hơn 200ha rừng thuộc núi Trường Lệ. Diện tích rừng này không đóng góp vào sự phát triển kinh tế của cả thành phố nhưng có tác dụng cân bằng hệ sinh thái, có tác dụng ngăn lũ, chắn gió,… hiệu quả
Rừng góp phần điều hòa hệ sinh tháiTài nguyên khoáng sản
Khoáng sản ở Sầm Sơn không nhiều cả về chủng loại và trữ lượng chủ yếu là các khoáng sản dùng để sản xuất vật liệu xây dựng như đất granite, fenspat, quặng titan. Những khoáng sản này phân bố không đều và tập trung ở những vị trí nhạy cảm. Vì thế, chính quyền cần có phương án quản lý chặt chẽ để không ảnh hưởng đến phát triển du lịch.
Đặc điểm dân số và nguồn nhân lực dồi dào
Dân số
Năm 2010, dân số thành phố Sầm Sơn đạt 62.550 người, chiếm 1.68% dân số tỉnh Thanh Hóa với mật độ cực kỳ cao là 3.496 người/km2. Trong các bài báo khi giới thiệu về thành phố Sầm Sơn đều nhận xét, mật độ dân số này cao gấp 10 lần mật độ dân cư trung bình của tỉnh. Tuy nhiên trong 5 năm trở lại đây, mức độ tăng dân số của thành phố đã giảm do kế hoạch hóa gia đình và người dân di chuyển đến các địa phương khác làm ăn.
Dân cư phân bố chủ yếu ở 3 nội thị cũ bao gồm Bắc Sơn, Trung Sơn và Trường Sơn (chiếm khoảng 53% dân số toàn thành phố). Số còn lại phân bố nhỏ lẻ tại các khu vực khác.
Chất lượng dân số ở Sầm Sơn tương đối tốt, trình độ học vấn người dân khá cao. Chất lượng dân số như này sẽ góp phần lớn vào công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế của thành phố nói riêng và tỉnh Thanh Hóa nói chung.
Nguồn nhân lực chất lượng
Với hơn 32000 người trong độ tuổi lao động (tính đến năm 2010), nguồn nhân lực tại thành phố Sầm Sơn đáp ứng được nhiều nhu cầu việc làm khác nhau. Điều đáng mừng là sự chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Theo đánh giá, từ năm 2000 đến 2009, số lượng lao động làm việc trong ngành dịch vụ và công nghiệp tăng 13,1%. Tuy nhiên, do hoạt động dịch vụ còn mang tính thời vụ nên thời gian nhàn rỗi nhiều cũng ảnh hưởng đến thu nhập của người dân.
Chất lượng lao động tại thành phố những năm gần đây được nâng cao rõ rệt. Số lao động được đào tạo bài bản tăng từ 30% năm 2005 lên 40% năm 2010. Đây là tín hiệu đáng mừng cho sự phát triển kinh tế của toàn thành phố. Tuy nhiên, lực lượng lao động được đào tạo bài bản thường làm việc trong các cơ quan hành chính. Lực lượng làm việc ở các nhà máy, xí nghiệp, phát triển kinh doanh phần lớn là lao động tay nghề thấp, lao động phổ thông.
Các chuyên gia về dân số nhận định, đến năm năm 2030 số lượng và chất lượng nhân lực của thành phố sẽ được cải thiện rõ rệt.
Từ bài giới thiệu về thành phố Sầm Sơn ở trên, VNREP hy vọng bạn đã nắm được những thông tin cơ bản nhất về mảnh đất xinh đẹp này và xây dựng cho mình định hướng phát triển tốt ở Sầm Sơn.
Xem thêm: Tiến độ Sun Riverside Village đã xây chưa?