Cảng Cửa Lò sẽ được quy hoạch định hướng đến năm 2030 và tầm nhìn 2050. Cùng tìm hiểu chi tiết về khu tổ hợp cảng biển này và đánh giá tác động đối với kinh tế xã hội. VNRep sẽ chia sẻ những thông tin mới cập nhật liên quan tới cụm cảng biển này.
Tổng quan về cảng biển Cửa Lò, Nghệ An
Khu bến cảng biển Cửa Lò có diện tích 5.125 ha, trong đó phạm vi quy hoạch lên tới 782,3 ha. Trong đó quy hoạch vùng nước 4.342,7 ha trong đó:
- Phía Bắc có giới hạn là biển Đông.
- Phía Nam là thị xã Cửa Lò
- Phía Tây là huyện Nghi Lộc
- Phía Đông cũng là biển Đông.
Mới đây đã có quy hoạch chi tiết khu bến cảng Cửa Lò được phê duyệt giúp cho việc quản lý Nhà nước về phát triển quỹ đất và mặt nước được thuận lợi hơn. Mục tiêu của quy hoạch sẽ biến hệ thống cảng này hiện đại vươn tầm quốc tế. Tương lai có thể tiếp nhận được tàu hàng tổng hợp, container, tàu chuyên dụng trọng tải 100.000 DWT.
Không chỉ đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa của tỉnh Nghệ An. Mà các khu vực lân cận như Bắc Trung bộ, Lào và Đông Bắc Thái Lan cũng có thể tiếp cận. Ngoài ra còn phục vụ cho phát triển du lịch để tiếp nhận tàu khách quốc tế từ 3 đến 5 nghìn người.
Hạ tầng cảng biển cũng được cải thiện và từ năm 2020 đã bắt đầu xây dựng thêm cầu cảng. Hiện tại sắp có thêm 4 cầu cảng mới được đưa vào sử dụng, khai thác.
Thông tin quy hoạch cụm cảng Cửa lò đến năm 2050
Hiện tại khu cảng 1 đã hoàn thành với 1 bến cho tàu 30.000 DWT và 1 bến tàu cho tàu 50.000 DWT. Ngoài ra còn có các hạ tầng hàng hải đã hiện hữu như đê chắn sóng dài gần 1.5km. Đến năm 2023, sẽ có thêm khu hậu phương cảng rộng 20ha sẽ được xây dựng đồng bộ. Mới đây dự án đã được phê duyệt tăng thêm 596 tỷ đồng so với trước đây lên 3.896 tỷ đồng.
Theo dự tính, đến năm 2030, cụm cảng biển này sẽ có khoảng 18 cầu cảng /3569,5m. Diện tích đất rộng 158 ha; đến 2040 có khoảng 23 cầu cảng/4729,5m, diện tích sử dụng đất 252 ha. Định hướng tới năm 2050 có khoảng 32 cầu cảng/6.789,5m, diện tích sử dụng đất 355 ha.
Đến khi hoàn thành nâng cấp sẽ tiếp nhận tàu bốc xếp hàng hóa từ 65 – 85 triệu tấn. Dự án hạ tầng giao thông trọng điểm của toàn tỉnh. Mục đích trở thành trung tâm logistics vùng Bắc Trung Bộ tại Nghệ An. Đề án phát triển này là một trong những động lực phát triển của toàn tỉnh Nghệ An.
Cảng Cửa Lò sẽ trở thành cảng biển có hạ tầng hiện đại bậc nhất khu vực. Trở thành đầu mối giao thông biển quan trọng cung cấp dịch vụ cảng nước sâu cho nhiều khu vực.
Tác động đối với kinh tế, xã hội của Nghệ An
Khi cụm cảng hình thành và bắt đầu được rót vốn từ năm 2017, bức tranh kinh tế của Nghệ An đã khởi sắc hơn rất nhiều. Nếu tiếp tục phát triển theo đúng quy hoạch đến năm 2050. Khi đó cảng nước sâu Cửa Lò sẽ trở thành khu Logistic hiện đại bậc nhất tại miền Trung.
Không chỉ hỗ trợ cho kinh tế của Nghệ An phát triển, nó còn thúc đẩy hàng hóa qua cảng biển này từ khắp nơi. Trong đó khu vực Bắc Trung Bộ, Lào và Đông Bắc Thái Lan cũng sẽ trung chuyển hàng hóa qua đây.
Đặc biệt khu vực lân cận cảng sẻ hình thành nhiều nhà máy sản xuất, nhiều khu công nghiệp. Bên cạnh đó là thu hút nhiều khách du lịch, nhiều dự án nhà ở, nghỉ dưỡng cao cấp. Khi đó đời sống người dân được nâng cao, tác động một phần tới thị trường bất động sản. Ví dụ nổi bật như là dự án Ecopark Vinh được thừa hưởng rất lớn. Chỉ cách cụm cảng khoảng 15km, các chuyên gia nước ngoài tìm đến dự án này rất nhiều. Cơ hội tăng giá cho dự án và bất động sản khu vực này vì thế rõ ràng hơn.
Kết luận
Cảng Cửa Lò là một dự án hạ tầng trọng điểm của tỉnh Nghệ An, có ảnh hưởng lớn tới phát triển kinh tế của toàn tỉnh. Làm cơ sở để thu hút vốn đầu tư cả trong và ngoài nước đến với địa phương này. Thúc đẩy kinh tế, xã hội và cả thị trường bất động sản. VNRep đã chia sẻ thông tin quy hoạch về cụm cảng này để nhà đầu tư nắm bắt được cơ hội.