Cao tốc Bến Lức Long Thành là dự án thành phần của cao tốc Bắc Nam đi qua Long An, TP HCM và Đồng Nai. Khởi công từ năm 2014 tuy nhiên đến năm 2019 phải tạm dừng. Hiện tại dự án đã được tái khởi động mang tới rất nhiều tín hiệu tích cực. Cùng VNRep tìm hiểu và đánh giá chi tiết dự án giao thông trọng điểm này.
Thông tin tuyến đường trọng điểm Bến Lức Long Thành
Dự án cao tốc kết nối Bến Lức, Long An với Long Thành, Đồng Nai có chiều dài gần 58km. Trong giai đoạn 1 dự án được thiết kế 4 làn xe tốc độ 120 km/h. Đây là công trình trọng điểm quốc gia nằm tại khu vực giáp ranh Đông và Tây Nam Bộ. Mục tiêu để tạo động lực cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có thể bứt phá.
Dự án có tổng mức đầu tư 31.320 tỷ đồng trong đó vốn vay là chủ yếu. Cao tốc được chia thành 11 gói thầu xây lắp chính đã hoàn thành 80% vào năm 2019. Tuy nhiên do không được bố trí đủ vốn nên đã bị chậm tiến độ, lùi thời gian hoàn thành đến tháng 9/2025.
Đường cao tốc Bến Lức Long Thành có điểm đầu ở giao lộ cao tốc TP.HCM – Trung Lương. Điểm cuối dự án tại nút giao với đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu (xã Phước Thái, huyện Long Thành, Đồng Nai).
Đây được xem là con đường thương mại triệu USD trọng điểm của khu vực và của cả nước. Vì vậy khi hoàn thành, tuyến cao tốc này sẽ đóng vai trò là đòn bẩy cho kinh tế – xã hội vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Các tuyến cao tốc liên vùng sẽ đường đồng bộ, hành lang kinh tế mở rộng (GMS) từ Bangkok qua Phnôm Pênh, TP.HCM – Vũng Tàu.
Tiến độ thực hiện cụ thể đường Bến Lức đi Long Thành
Cao tốc Bến Lức Long Thành dài 57,8km, đi qua tỉnh Long An (2,7km), TP.HCM (26,4km) và dài nhất là Đồng Nai (28,7km). Đến nay các gói thầu đoạn phía đông (A5, A6, A7) đang trong giai đoạn tái khởi động lại và về đích. Hơn 80% khối lượng công việc đã hoàn thành.
Còn lại các gói tạm dừng thi công đã được điều chỉnh cơ cấu vốn đầu tư, cơ chế tài chính. Dự kiến thời gian thực hiện dự án đến 30-9-2025 sau khi tái khởi động trong năm 2023.
Theo dự kiến, đầu tư năm 2014 và năm 2020 dự án đã phải hoàn thành. Chính phủ vì thế đang yêu cầu các đơn vị liên quan triển khai dự án tốc độ cao nhất. Loại bỏ các nhà thầu không đủ năng lực để rút ngắn thời gian hoàn thành, bù đắp vào thời gian hơn 3 năm chậm tiến độ.
Cao tốc thúc đẩy phát triển kinh tế nói chung
Trước đây, từ các khu công nghiệp ở vùng ven TP.HCM muốn đến các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu hoặc về hướng miền Tây mất khoảng 3 giờ đồng hồ. Theo nghiên cứu, khi cao tốc Bến Lức – Long Thành hoàn thành, thời gian giảm đi một nửa.
Cùng với những lợi ích về giao thông, giao thương, dự án còn góp phần thúc đầy bất động sản. Hai bên tuyến cao tốc Bến Lức Long Thành là khu vực được hưởng lợi nhiều nhất.
Ngoài ra các dự án bất động sản nghỉ dưỡng ở Vũng Tàu cũng được hưởng lợi rất lớn. Chủ đầu tư 2 dự án Ixora Hồ Tràm và Charm Hồ Tràm Resort and Spa chính là những đơn vị nhanh nhạy nhất. Các dự án nghỉ dưỡng cao cấp với tiện ích sống – làm việc – giải trí hiện đại. Hòa mình với thiên nhiên, biển trời Hồ Tràm.
Khi có cao tốc kết nối, các dự án sẽ giúp du khách tiếp cận dễ dàng hơn. Cả với du khách quốc tế khi đáp tại sân bay Long Thành hoặc Tân Sơn Nhất cũng có thể đến với các dự án nghỉ dưỡng này trong 1 giờ đồng hồ đi xe.
Các dự án nghỉ dưỡng tại Hồ Tràm sẽ mang đến cuộc sống trọn vẹn cho cư dân. Ngoài ra nhiều nhà đầu tư còn kỳ vọng các dự án hạ tầng giao thông nghìn tỷ. Sẽ còn tạo đột phá tại thị trường toàn khu vực, thu hút đầu tư của nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước giai đoạn đến năm 2025 và xa hơn là 2030.
Kết luận
Cao tốc Bến Lức Long Thành tái khởi động và dự kiến hoàn thành năm 2025. Đó là tin mừng đối với người dân vùng dự án đi qua, khu vực phía Nam và nhà đầu tư cả nước. VNRep đã cung cấp và phân tích thông tin để khách hàng tham khảo và nắm được.