Là dự án chính thức được đưa vào triển khai và sử dụng để kích cầu du lịch cũng như tạo nguồn lực phát triển tại khu vực Hồ Tràm, Bà Rịa – Vũng Tàu, thông tin về dự án sân bay Lộc An cũng đang là vấn đề được nhiều nhà đầu tư quan tâm bởi những lợi thế và tiềm năng mà dự án này mang lại. Vậy vị trí sân bay Lộc An ở đâu? Quy hoạch và tiến độ hiện tại như thế nào? Cùng theo dõi ngay trong bài viết dưới đây nhé!
1. Thông tin về dự án
Dự án vừa được Bộ Quốc Phòng chính thức phê duyệt vào khoảng cuối năm 2020, sau hơn 2 năm đề xuất.
Thông tin tổng quan về dự án cụ thể như sau:
- Tên gọi chính thức của dự án: Sân bay Lộc An – Hồ Tràm
- Tọa lạc tại địa phận 2 xã xã Lộc An và xã Láng Dài của huyện Đất Đỏ
- Công trình thiết kế: Đường cất hạ cánh sân bay dài lên đến 2400m
- Chủ đầu tư: Tập đoàn ACDL
- Dự án với quy mô hơn 244.00 ha
- Số tiền đầu tư lên đến: Khoảng 4.250 tỷ đồng
- Bắt đầu khởi công xây dựng vào năm 2020
- Thiết kế với quy mô cảng 4D
- Năm đưa vào hoạt động: Năm 2030 (dự kiến)
2. Quy hoạch Sân bay Lộc An, huyện Đất Đỏ
2.1. Vị trí sân bay Lộc An nằm ở đâu?
Sân bay Lộc An thuộc dự án huyện Đất Đỏ. Dự án này được triển khai xây dựng trên hai xã Lộc An và Láng Dài. Trong đó, diện tích quy hoạch tại Lộc An là 47,55 ha và Láng Dài là 196,78 ha.
Theo các thông tin quy hoạch đến từ chủ đầu tư thì có thể nói, vị trí sân bay Lộc An – Hồ Tràm có kết nối giao thông rất thuận tiện đến các tỉnh thành khác.
Ngoài vị trí đắc địa nằm trên cả hai địa phận xã Láng Dài và Lộc An, đều là những khu vực có mật độ dân số khá cao thì vị trí này cũng mang đến cho sân bay Lộc An khả năng kết nối giao thông dễ dàng do:
– Phía Nam giáp với tuyến đường Phước Hội thuộc Thành phố Hội An.
– Phía Bắc, Đông và Tây lần lượt tiếp giáp với các khu dân cư đông đúc.
Nhìn chung, với vị trí này, dự án sân bay Lộc An – Hồ Tràm được đánh giá là mang đến tiềm năng cũng như lợi thế rất lớn cho dự án Venezia Beach, giúp khu vực Hồ Tràm nói riêng và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nói chung gia tăng khả năng phát triển du lịch, đồng thời tạo động lực phát triển kinh tế.
2.2. Thiết kế Sân bay Lộc An Hồ Tràm 2022 mới nhất
Người đảm nhiệm thiết kế chính của dự án này là tập đoàn ACDL. Đây là đơn vị chuyên phát triển các dự án về hạ tầng, năng lượng và du lịch đến từ đất nước Canada với nhiều công trình chất lượng và nổi tiếng trên khắp thế giới.
Mặc dù mới đang trong giai đoạn khởi công xây dựng nhưng theo bản vẽ thiết kế được chủ đầu tư công bố thì sân bay Lộc An có quy mô cảng hàng không cấp 4C với đường cất hạ cánh dài lên đến chiều dài 2,400m và bề rộng dài 45m, bảo đảm thuận tiện trong quá trình hạ cánh và cất cánh.
Bên cạnh đó, dự án cũng được trang bị hệ thống cơ sở hạ tầng hoàn thiện với các trang thiết bị hiện đại bao gồm: đường lăn, tháp điều khiển, nhà ga, phòng nghỉ với chất lượng đạt chuẩn quốc tế.
Thiết kế này đảm bảo sân bay Lộc An Hồ Tràm có thể đón nhận rất nhiều các loại máy bay có công suất khác nhau, bao gồm cả các loại máy bay có công suất lớn như: A320, A321, Boeing 737,.. Điều này giúp cho dự án khi đi vào hoạt động có thể khai thác triệt để các chuyến bay trong nước và quốc tế, tạo ra bước di chuyển đột phá và nhanh chóng.
3. Sân bay Lộc An mang lại lợi ích gì?
Sở hữu vị trí đắc địa và thuận lợi lại được trang bị cơ sở hạ tầng hiện đại cùng với thiết kế đột phá đảm bảo khai thác tối đa các chuyến bay trong nước và quốc tế, dự án sân bay Lộc An hứa hẹn sẽ mang đến nhiều tiềm năng và lợi thế về phát triển du lịch cũng như bất động sản nghỉ dưỡng ngay sau khi hoàn thành và đưa vào sử dụng.
Cụ thể, các lợi ích mà dự án này dự kiến có thể mang lại bao gồm:
3.1. Tăng khả năng phát triển du lịch
Chắc chắn đây sẽ là lợi ích hàng đầu và rõ ràng nhất mà dự án này đem lại cho khu vực Hồ Tràm nói riêng và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nói chung. Bởi việc xây dựng và đi vào hoạt động của sân bay Lộc An sẽ giúp việc di chuyển trở nên nhanh chóng, thuận tiện và tiết kiệm thời gian hơn. Giao thông được cải thiện đồng nghĩa với việc kết nối du lịch cũng dễ dàng hơn. Đặc biệt trong bối cảnh, các dự án nghỉ dưỡng, du lịch tích hợp vui chơi, ăn uống tại Hồ Tràm xuất hiện ngày càng nhiều thì sự xuất hiện của sân bay Lộc An đóng vai trò rất lớn trong việc thu hút khách du lịch, khiến nơi đây trở nên sầm uất hơn, từ đó càng thúc đẩy tiềm năng phát triển du lịch cho toàn khu vực.
3.2. Kết nối giao thông, giao thương thuận lợi
Như đã đề cập ở trên, vị trí sở hữu đắc địa nằm trên địa phận hai xã Lộc An và Láng Dài với 3 phía Bắc, Đông và Tây lần lượt tiếp giáp với các khu dân cư đông đúc, phía Nam giáp với tuyến đường Phước Hội thuộc Thành phố Hội An đã mang đến cho dự án Sân bay Lộc An này khả năng kết nối giao thông thuận tiện. Nhờ đó, du khách đến Hồ Tràm cũng như cư dân sinh sống tại đây có thể dễ dàng di chuyển đến các khu vực mong muốn một cách nhanh chóng và thuận tiện.
3.3. Tạo điểm nhấn cho Vũng Tàu
Với việc triển khai xây dựng và đưa sân bay Lộc An đi vào hoạt động, thành phố biển Vũng Tàu sẽ chính thức trở thành thành phố sở hữu hai cảng hàng không lớn nhất nhì cả nước. Điều này không chỉ giúp nâng cao hình ảnh của địa phương này trong mắt bạn bè quốc tế mà còn góp phần quảng bá hình ảnh và thúc đẩy ngành du lịch Vũng Tàu vươn xa hơn.
3.4. Tạo động lực phát triển kinh tế
Sự xuất hiện của sân bay Lộc An kéo theo sự phát triển của nhiều ngành nghề cũng như lĩnh vực khác như: du lịch, nghỉ dưỡng,… Đây chính là tiền đề giúp khắc phục tình trạng thiếu việc làm cho người dân, từ đó tạo bước đà thúc đẩy nền kinh tế Vũng Tàu ngày càng phát triển.
4. Tiến độ dự án diễn ra như thế nào?
Dự án sân bay Lộc An được chính thức manh nha từ tháng 9/2018 khi Công ty TNHH dự án Hồ Tràm (xã Lộc An, huyện Xuyên Mộc) trình bày ý tưởng đầu tư xây dựng sân bay Lộc An với mong muốn cung cấp các chuyến bay chất lượng để hỗ trợ du khách đến với Hồ Tràm.
Ban đầu, vị trí sân bay được dự kiến xây dựng cách khu xử lý rác thải tập trung của huyện Đất Đỏ khoảng 350 m. Tuy nhiên, vị trí này đã không đáp ứng các tiêu chí xây dựng của Bộ xây dựng. Do đó, phía Hồ Tràm được yêu cầu chọn vị trí khác.
Sau quá trình khảo sát thực địa và được sự chấp thuận của Bộ Quốc Phòng, cuối cùng hai xã Lộc An, Láng Dài được chọn làm nơi xây dựng sân bay dựa trên sự đồng thuận của các cơ quan hữu quan.
Được biết, sân bay Lộc An Hồ Tràm do Tập đoàn ACDL làm chủ đầu tư. Dự án này sẽ được bắt đầu thực hiện vào đầu năm 2020 và thời gian hoàn thành dự định vào năm 2030. Hiện nay, sân bay Lộc An vẫn đang trong giai đoạn tiến hành thi công và tiến hành xây dựng.
5. Bất động sản tiềm năng phát triển tốt nhờ sân bay Lộc An
Bên cạnh những tiềm năng về thúc đẩy du lịch, sự xuất hiện của sân bay Lộc An cũng được đánh giá là mang đến nhiều lợi thế cho các dự án bất động sản xung quanh khu vực Hồ Tràm.
Sắp tới khi sân bay đi vào hoạt động, nơi đây sẽ được thừa hưởng nhiều tiềm năng về du lịch, dịch vụ, kéo theo sự phát triển của các dự án bất động sản để đáp ứng nhu cầu vui chơi, nghỉ dưỡng của du khách, từ đó, tiềm năng bất động sản tại khu vực Hồ Tràm cũng được phát triển tốt nhờ sân bay Lộc An.
Trên đây là những thông tin tổng quan về dự án sân bay Lộc An. Mong rằng dự án này sẽ sớm hoàn thành để đưa Hồ Tràm nói riêng và Bà Rịa – Vũng Tàu nói chung lên một tầm cao mới.
Bài viết được thực hiện bởi CEO Trần Duy Phúc